Những giải pháp cho phòng khách chật trở nên rộng hơn

Nếu có thể, hãy thử sắp xếp lại đồ nội thất để tạo sự tách biệt giữa các khu vực chức năng. Điều này cho phép bạn xác định được phần diện tích sử dụng cho từng khu vực chức năng chỉ trong một căn phòng. Chẳng hạn, bạn có thể đặt bàn làm việc ở phía sau ghế sofa để tạo ra không gian làm việc hoặc sắp xếp ghế sofa tách biệt khỏi không gian ăn uống.
Phòng khách diện tích nhỏ luôn là vấn đề đau đầu của rất nhiều người. Đừng quá lo lắng, nếu biết cách lựa chọn, bố trí nội thất hợp lý thì phòng khách nhà bạn sẽ trở nên rộng rãi hơn rất nhiều.

Không gian sống chật hẹp luôn là thách thức trong sáng tạo thiết kế. Chìa khóa để có thể sống thoải mái và hạnh phúc trong một không gian chật hẹp đó là áp dụng các giải pháp tiết kiệm không gian và đa dạng chức năng trong khi vẫn thể hiện được phong cách cá nhân của gia chủ. Nằm lòng 5 bí quyết dưới đây sẽ giúp phòng khách nhà bạn trở nên rộng rãi hơn rất nhiều đấy.

1. Mở thông phòng khách với một phòng nào đó

Nếu phòng khách nhà bạn có diện tích khiêm tốn, hãy biến phòng khách thành một không gian rộng mở, thoáng và sáng để hạn chế điều này. Nếu có thể, hãy mở cửa phòng thông sang một phòng khác. Do diện tích khiêm tốn, bạn nên kết hợp phòng khách, phòng sinh hoạt chung liên thông với phòng ăn và bếp. Ngoài ra, bạn cũng có thể mở thêm các ô cửa quanh tường khu vực áp mái để tạo sự rộng mở và lấy ánh sáng cho căn phòng.

Bạn mới làm nhà muốn thiết kế nội thất nhà bếp và cần được tư vấn thiết kế tủ bếp hay đến với chung tôi để có được mẫu tủ bếp đẹp và có ngay ý tưởng trang trí nội thất nhà bếp mới lạ với gia tủ bếp tốt nhất thị trường

2. Sử dụng đồ nội thất tích hợp giá kệ lưu trữ đồ

Khi sở hữu phòng khách chật hẹp, bạn nên tích cực sử dụng các món đồ nội thất tích hợp giá đỡ lưu trữ cho phù hợp với không gian và nhu cầu của bạn. Đó có thể là một bộ sofa được tích hợp kệ để đồ ở bên dưới hay kệ tivi kết hợp giá đựng sách.

Xem Thêm:  Top 7 điều cần phải lưu ý khi thiết kế nhà bếp trong năm 2019

3. Sáng tạo trong cách bố trí nội thất và ánh sáng

Nếu có thể, hãy thử sắp xếp lại đồ nội thất để tạo sự tách biệt giữa các khu vực chức năng. Điều này cho phép bạn xác định được phần diện tích sử dụng cho từng khu vực chức năng chỉ trong một căn phòng. Chẳng hạn, bạn có thể đặt bàn làm việc ở phía sau ghế sofa để tạo ra không gian làm việc hoặc sắp xếp ghế sofa tách biệt khỏi không gian ăn uống.

Ngoài ra, bạn còn có thể xác định ranh giới cho các không gian chức năng khác nhau bằng cách sử dụng các loại đèn chiếu sáng khác nhau cho mỗi không gian riêng biệt. Ví dụ, trong cùng một căn phòng, với khu vực tiếp khách, bạn sử dụng đèn chiếu sáng sát trần để ánh sáng tràn xuống một cách nhẹ nhàng, tạo sự gắn kết. Tiếp đến, trong khu vực ăn uống, bạn hãy sử dụng loại đèn thả trần để tạo không khí ấm áp, lãng mạn.

4. Để ánh sáng thiên nhiên tràn vào nhà

Tăng cường nguồn sáng tự nhiên vào nhà sẽ tạo cảm giác căn phòng rộng rãi hơn rất nhiều. Để làm được điều đó, cách đơn giản nhất là đặt một chiếc gương lớn đối diện hoặc vuông góc với cửa sổ để phản chiếu ánh sáng và tạo chiều sâu cho căn phòng. 

 

5. Chọn màu sơn phù hợp

Trắng và các màu nhạt là những màu sơn kinh điển thường được mọi người áp dụng cho những căn phòng diện tích nhỏ. Bạn cũng có thể sơn tường và chân tường cùng màu để làm nổi bật trần nhà và đánh lừa cảm giác của mắt về không gian. 

 

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng sơn màu tối hơn. Những sắc tối nhẹ nhàng như xanh hải quân, màu xám than củi sẽ giúp không gian nhỏ trở nên gợi cảm hơn. Bí quyết bài trí trong căn phòng nhỏ là tạo sự cân bằng giữa bức tường tối màu với với các đồ dùng sáng màu, từ đó tạo ra độ sâu và giúp căn phòng sáng hơn. Chẳng hạn, bạn có thể đặt một chiếc sofa sáng màu trên nền tường màu tối.

 

Ngoài ra, sơn tường với họa tiết kẻ sọc hoặc kẻ ngang được xem là ý tưởng không tồi giúp phòng khách có vẻ thoáng và rộng hơn. 

 

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>