Nghe nhạc sẽ giúp bạn tập luyện hiệu quả hơn
Phản ứng của cơ thể có liên quan đến tốc độ nhịp điệu của bản nhạc trên mỗi phút (bpm) cùng với sự phối hợp hài hòa từ bước chân, nhịp tim của người tập. Hai yếu tố còn lại phụ thuộc vào sự cảm nhận của người nghe. Nếu có sự đồng bộ giữa nhịp điệu của nhạc và nhịp bước chân người tập trong mỗi phút sẽ nâng cao hiệu quả tập luyện..
Ảnh minh họa |
Tự hào là nơi cập nhật thông tin mới sớm nhất chính xác nhất về thị trường nhà đất và tình hình các dự án bất động sản mới trong ngày? Còn chần chừ gì nữa mà không đến với website business để mang về những kiến thức quý báu về nghề nghiệp, định hướng nghề nghiệp, tình hình tài chính thế giới, cách làm giàu!
Nghe nhạc nâng cao thành tích tập luyện
Một nghiên cứu được tiến hành tại Đại học Brunel ở Anh đã xác nhận rằng, nghe nhạc trong khi tập thể dục có thể làm tăng sức chịu đựng của bạn lên tới 15%. Bởi vậy rất nhiều vận động viên thường sử dụngâm nhạc để nâng cao hiệu quả tập luyện.
Người ta thường đeo máy nghe nhạc MP3 trong khi chạy hoặc sử dụng nó trong phòng tập thể dục, thể dục nhịp điệu. Điều này giúp người tập quên đi sự mệt mỏi do hoạt động của các cơ bắp trong quá trình tập luyện.
Nhịp điệu âm nhạc càng nhanh càng thúc giục người tập thêm kiên trì, hăng say. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện những bản nhạc có tiết tấu nhanh và cường độ mạnh sẽ khiến não bộ cảm thấy hào hứng và thúc đẩy người nghe chuyển động.
Chẳng hạn như người chạy bộ, đạp xe đạp, tập aerobic… khi nghe nhạc có nhịp điệu vui tươi, sôi động họ thường chạy nhanh, đạp mạnh, động tác nhanh nhạy, dứt khoát hơn so với khi nghe nhạc có nhịp điệu chậm rãi.
Nghe nhạc cải thiện chức năng tim, giảm đau
Nghe nhạc khi tập luyện cũng giúp cải thiện tim mạch. Giáo sư Delijanin Ilic thuộc Viện Tim mạch, Đại học Nis (Serbia), người dẫn đầu nhóm nghiên cứu về cải thiện sức khỏe tim mạch có thể được dễ dàng như nghe một bài hát yêu thích, đăng trên tờ “Bưu điện Quốc gia” (Canada) thì việc lắng nghe những giai điệu, bản nhạc yêu thích mỗi ngày sẽ giúp não bộ sản sinh thêm nhiều lượng endorphin (hormone có trong não bám vào các tế bào cảm giác có tác dụng giúp giảm đau) giúp cải thiện sức khỏe tim mạch.
Mặc dù nghiên cứu trên được thực hiện với các bệnh nhân mắc bệnh tim, nhưng GS. Delijanin Ilic tin rằng kếtquả của nghiên cứu có thể được áp dụng cho số đông, cả với những người không có các bệnh về tim mạnh. Nghe các bản nhạc yêu thích trong lúc tập luyện không chỉ hỗ trợ tốt cho việc phục hồi tình trạng bệnh tật trên mà còn giúp các bệnh nhân nói chung có được những phút giây thư giãn, thoải mái, đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho họ.
Những người nghe nhạc trong lúc tập còn giảm cảm giác đau do bài tập gây ra. Đó là vì những giai điệu âm nhạc cung cấp nhiều thông tin cho não xử lý, do đó người tập sẽ bị phân tán, không tập trung vào các cơn đau.
Chọn nhạc sao cho phù hợp?
Costas Karageorghis, nhà tâm lý học thể thao, công tác tại trường Đại học Brunel, Anh đã tìm hiểu mối quan hệ giữa nhu cầu thưởng thức âm nhạc và sự chuyển động của cơ thể. Theo ông, 4 yếu tố tạo nên chất lượng vận động trong lúc đang nghe nhạc: khả năng phản ứng của cơ thể đối với giai điệu, âm nhạc, sự tác động của văn hóa và sự kết hợp. Hai yếu tố đầu tiên kể trên có liên quan đến cấu trúc của một bản nhạc.
Phản ứng của cơ thể có liên quan đến tốc độ nhịp điệu của bản nhạc trên mỗi phút (bpm) cùng với sự phối hợp hài hòa từ bước chân, nhịp tim của người tập. Hai yếu tố còn lại phụ thuộc vào sự cảm nhận của người nghe. Nếu có sự đồng bộ giữa nhịp điệu của nhạc và nhịp bước chân người tập trong mỗi phút sẽ nâng cao hiệu quả tập luyện..
Kết quả nghiên cứu của Karageorghis chỉ ra, khi nhịp tim “làm việc” với công suất 30-70% bạn nên chọn nhạc có nhịp điệu từ 90-120bpm. Tuy nhiên, đến khi nhịp tim hoạt động với công suất đạt ngưỡng 70-80%, bạn sẽ muốn một bản nhạc có nhịp điệu từ 120-150bpm. Nếu nhịp tim hoạt động ở mức trên 80%, đỉnh tối đa cao nhất thì chúng ta cần giảm dần nhịp điệu âm nhạc bởi nguy cơ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe nếu tiếp tục tăng nhịp điệu.
Người có vấn đề về sức khỏe, nhịp tim yếu nhưng lại chọn nền nhạc tập với những nhịp điệu sôi động xuyên suốt buổi tập là không hợp lý, có thể dẫn đến tình trạng tập luyện quá sức, suy kiệt sức khỏe dẫn đến hiện tượng bất tỉnh, tụt huyết áp… mà không biết nguyên do bởi sự tác động của âm nhạc.
Mặc dù âm nhạc đóng vai trò quan trọng trong kết nối sự vận động của cơ thể nhưng không phải loại nhạc nào cũnglà sự lựa chọn đúng đắn và phù hợp với mỗi bài tập của bạn. Không có loại nhạc nào là tốt nhất cho tất cả mọi người mà điều quan trọng ở đây là bản nhạc họ thích, giúp họ tăng cảm giác thư giãn hay hưng phấn và cảm thấy hạnh phúc.
Mai Lan
Chính Sách – Quản Lý |
Tin Tức Chứng Khoán |
Dự Án Kinh Doanh |
Hồ sơ Doanh Nghiệp |
Pháp luật Đời Sống |
BUSINESS – CỔNG THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ KINH DOANH , THƯƠNG MẠI, KHỞI NGHIỆP MỚI NHẤT, GƯƠNG MẶT DOANH NHÂN VÀ NHỮNG BÀI HỌC TRONG THỰC TIỄN QUẢN TRỊ CỦA DOANH NHÂN
BUSINESS BY THIENMY.COM – THÔNG TIN KINH DOANH – KHỞI NGHIỆP – MARKETING – DOANH NHÂN
Leave a Reply