Top 5 hóa chất trong thực phẩm giúp làm tăng cân

Và đây mới là điều đáng kinh ngạc: PFOA cũng được tìm thấy ở các loại giấy thấm dầu thực phẩm và túi đựng bỏng ngô loại để được trong lò vi sóng. Điều nghĩa này có nghĩa là bạn có thể tiếp xúc thụ động với một số loại hóa chất nhóm này ngày cả khi bạn chỉ dùng chảo gang.

 

Theo Prevention, một nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng một số hóa chất có trong thực phẩm – thậm chí cả một số loại nghe thật “sạch” như thịt nạc, cá, trái cây và rau củ – có thể khiến cơ thể bạn béo lên.

5 loai hoa chat trong thuc pham co the khien ban tang can 151154703 Top 5 hóa chất trong thực phẩm giúp làm tăng cân

Tự hào là nơi cập nhật thông tin mới sớm nhất chính xác nhất về thị trường nhà đất và tình hình các dự án bất động sản mới trong ngày? Còn chần chừ gì nữa mà không đến với website business để mang về những kiến thức quý báu về nghề nghiệpđịnh hướng nghề nghiệp,  tình hình tài chính thế giớicách làm giàu!

 

TS. Patricia Salber, bác sĩ chuyên khoa nội, là tác giả của blog – The Doctor Weighs in cho biết: “Những độc tố này, thường được gọi là obesogen, phá vỡ chức năng của hormone và làm thay đổi quần thể vi sinh vật đường ruột, gây ra sự mất cân bằng giữa các vi khuẩn tốt và xấu”.

Sự mất cân bằng này có thể dẫn đến các tín hiệu trao đổi chất lẫn lộn và sự gia tăng các tế bài chất béo và chất béo lưu trữ – tất cả đều khiến bạn tăng cân. “Tệ hơn, những obesogen này đã được chứng minh có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường và mức cholesterol cao”- TS. Patricia Salber nói.

Vậy chúng đang “rình rập” ở đâu và làm thế nào để “dọn sạch” chúng?

Obesogen 1: Bisphenol – A (BPA)

Trong những năm gần đây, hiểu biết của xã hội nói chung về loại hóa chất tổng hợp này ngày càng tăng (chúng được tìm thấy chủ yếu trong các hộp đựng thực phẩm, nước uống làm từ nhựa) khiến thị trường sản phẩm đồ nhựa “không chứa BPA – free BPA” ngày càng phát triển. Điều đó thật tốt. Nhưng BPA vẫn còn được tìm thấy trong hầu hết những người được kiểm tra.

Trong một nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Nature, các nhà dịch tễ học của Đại học Harvard và Brown (Mỹ) đã so sánh hàm lượng BPA trong nước tiểu của gần 1.000 phụ nữ với mức độ tăng cân dự báo của họ trong 10 năm. Những người có mức BPA cao nhất tăng nhiều hơn khoảng 0,45kg mỗi năm so với những người có nồng độ thấp nhất.

Các nghiên cứu khác cũng cho thấy, BPA có thể đẩy nhanh sự phân hóa tế bào chất béo, làm gián đoạn hoạt động tuyến tụy và gây ra hiện tượng kháng insulin, tất cả đều có thể dẫn đến béo phì.

Làm sạch: Ngoài việc sử dụng các sản phẩm nhựa không chứa BPA, bạn cần tránh các loại thực phẩm đóng hộp như cá chua và cá ngừ. Trên thực tế, cá ngừ đóng hộp là một trong những loại thực phẩm nhiều BPA nhất trên thị trường.

Obesogen 2: Triflumizole

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Environmental Health Perspectives thì triflumizole – một loại thuốc diệt nấm thường được sử dụng trên nhiều loại cây lương thực, đặc biệt là các loại rau lá xanh, có ảnh hưởng đến vấn đề tăng cân. Khi những con chuột mang thai được cho ăn một liều nhỏ triflumizole thì những con chuột con ra đời thường dễ bị béo phì.

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các loại thuốc diệt nấm này hoạt như như một obesogen trong cơ thể. TS. Patricia Salber cho biết: “Hầu hết các loại hóa chất thông thường được sử dụng trên các loại cây trồng đều gây ảnh hưởng đến nội tiết, điều đó có nghĩa là chúng thúc đẩy việc lưu giữ chất béo và làm suy giảm khả năng tạo cơ bắp của cơ thể”.

Cách loại bỏ: Lựa chọn các loại rau quả sạch là cách tốt nhất để loại bỏ triflumizole khỏi cơ thể. Bạn chỉ cần ăn các loại rau quả hữu cơ sạch trong vòng 5 ngày, hoặc tránh các loại thường bị nhiễm độc nhiều nhất để giảm cá obesogen từ thuốc trừ sâu xuống mức chấp nhận được.

Obesogen 3: Chất nhũ hóa

Những hóa chất này được bổ sung vào các loại thức ăn chế biến sẵn để trông hấp dẫn như mayonaise hay các loại nước sốt trộn salad. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature đã phát hiện ra tác động tiêu cực của chúng đến quần thể vi sinh vật trong đường ruột, gây mất cân bằng vi khuẩn, có thể gây ra hội chứng chuyển hóa.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học bang Georgia (Mỹ) đã cho những con chuột thí nghiệm ăn loại chất nhũ hóa này với mức độ hiện có trong các loại thực phẩm thì không chỉ khiến loài động vật này bị béo phì mà còn gây ra bệnh đường ruột như viêm đại tràng (viêm niêm mạc đại tràng gây đau bụng và tiêu chảy).

Do các chất nhũ hóa được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn. Bạn có thể loại bỏ chúng khỏi cơ thể bằng cách tránh xa các loại thực phẩm đóng gói và thay vào đó là các loại thực phẩm sạch thông thường.

Theo tiến sĩ Salber: “Chất nhũ hóa có mặt khắp mọi nơi. Điều đó có nghĩa là bạn có thể dùng loại thực phẩm tuyệt vời như Atiso, có lợi cho hệ thống microbiome (tất cả vi sinh vật có lợi trong cơ thể) đem trộn với nước sốt mayonaise và tự nhiên bạn đã làm mất hết giá trị của thực phẩm.

Obesogen 4: Kháng sinh và hormone

Khi các loại gia súc và vật nuôi được điều trị bằng kháng sinh và hormone, bạn cũng đồng thời nhận được một liều tương đương khi sử dụng sản phẩm thịt từ các loài vật này, và nghiên cứu cho thấy những chất này đều khiến bạn bị tăng cân.

Trong một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu của Đại học New York (Mỹ) đã phát hiện những con chuột thí nghiệm tiếp xúc với một lượng tương đương thuốc kháng sinh đã giảm lượng tế bào. Nó không chỉ làm suy yếu chức năng miễn dịch mà còn gây ra béo phì.

Một nghiênhững cứu khác trên tạp quốc tế về béo phì International Journal of Obesity cho thấy, việc sử dụng các hormone steroid trong chăn nuôi bò sữa và bò thịt cũng là một tác nhân gây ra bệnh béo phì.

Để tránh bị nhiễm các loại chất không mong muốn này, hãy chọn loại thịt và sữa không chứa kháng sinh và hormone (để ý trên nhãn mác sản phẩm) và chọn những miếng thịt nạc bởi nhiều obesogen là chất béo soluabe, có nhiều khả năng tích lũy trong mô mỡ.

Obesogen 5: Axit Perfluoroctanoic (PFOA)

Được tìm thấy trong các đồ đun nấu chống dính (có khi được gọi là teflon), PFOA có liên quan đến chứng béo phì.

Khi các nhà nghiên cứu Đan Mạch đo nồng độ PFOA ở những người mẹ mang thai và sau đó so sánh với cân nặng của những đứa con của họ sau 20 năm, thì các bà mẹ có lượng hóa chất này trong máu cao nhất có nguy cơ sinh ra những bé gái thừa cân hoặc béo phù cao gấp 3 lần so với những người có nồng độ này thấp nhất. (Kết quả tương tự không xảy ra ở bé trai).

Và đây mới là điều đáng kinh ngạc: PFOA cũng được tìm thấy ở các loại giấy thấm dầu thực phẩm và túi đựng bỏng ngô loại để được trong lò vi sóng. Điều nghĩa này có nghĩa là bạn có thể tiếp xúc thụ động với một số loại hóa chất nhóm này ngày cả khi bạn chỉ dùng chảo gang.

Bạn không nhất thiết phải bỏ bộ đồ nấu bếp chống dính đắt đỏ. Tuy nhiên, khi bắt đầu thấy có vết trầy xước bạn cần phải thay thế ngay bằng các sản phẩm thép không rỉ hoặc bằng gang (có lợi trong việc bổ sung lượng sắt cho thực phẩm).

Diệu Thúy

Tin Tức Giáo dục
Tin Tức Doanh nghiệp
Nội – Ngoại Thất
Chính sách Kinh Tế
Khoa học Công Nghệ
 

BUSINESS – CỔNG THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ KINH DOANH , THƯƠNG MẠI, KHỞI NGHIỆP MỚI NHẤT, GƯƠNG MẶT DOANH NHÂN VÀ NHỮNG BÀI HỌC TRONG THỰC TIỄN QUẢN TRỊ CỦA DOANH NHÂN

BUSINESS BY THIENMY.COM – THÔNG TIN KINH DOANH – KHỞI NGHIỆP – MARKETING – DOANH NHÂN

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>